Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo hệ Đại học ngành Kế toán

Thứ hai, 25/10/2021, 21:11 (GMT+7)

PHẦN II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Giới thiệu chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học ngành Kế toán trường Đại học Thành Đông được ban hành lần đầu tiên vào năm 2010 (khi mở mã ngành).

Trường Đại học Thành Đông xây dựng chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kế toán dựa trên các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản liên quan, đồng thời tham khảo nhiều chương trình đào tạo cử nhân ngành Kế toán của các trường như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội nhằm đảm bảo tính liên thông giữa các chương trình đào tạo, cấp độ đào tạo và các cơ sở đào tạo khác.

Chương trình đào được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người học có thể tham gia theo học và bảo đảm chất lượng cao nhất. Sinh viên có thể hoàn thành chương trình và bảo vệ tốt nghiệp trong thời gian quy định.

Các môn học trong chương trình tập trung vào kiến thức về tài chính kế toán với nhiều kỹ năng chuyên sâu để phát triển năng lực sáng tạo của Sinh viên trong môi trường thực tế của Việt Nam và hội nhập toàn cầu qua phương pháp giảng dạy lý thuyết song song với thực hành và giải quyết vấn đề thực tiễn (case study) cho từng môn học.

Sinh viên, sau khi học được những modules lõi của chương trình, họ có thể được thực tập nghề nghiệp tại bộ phận kế toán của các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp và tổ chức tín dụng.

CTĐT được rà soát, cập nhật năm 2017, 2019 và năm 2021 (theo quy định của Bộ GD&ĐT, chương trình phải được rà soát mỗi 2 năm/lần).

Các thông tin chung về CTĐT hiện hành được cho ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thông tin chung về CTĐT Cử nhân ngành Kế toán

1.

Tên gọi CT

Cử nhân Kế toán

2.

Bậc:

Đại học

3.

Loại bằng:

Cử nhân Kế toán

4.

Loại hình đào tạo:

Toàn thời gian

5.

Thời gian:

4 năm

6.

Số tín chỉ:

120 (Không bao gồm học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục an ninh - quốc phòng)

7.

Khoa quản lý:

Khoa Kinh tế &QTKD

8.

Ngôn ngữ:

Tiếng Việt

9.

Website:

http://khoakinhte.thanhdong.edu.vn/

10.

 CTĐT ban hành năm 2019

Quyết định số 164/QĐ-ĐHTĐ ngày 15/10/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông. Cấp bằng Cử nhân (tổng số tín chỉ: 120)

11.

CTĐT ban hành năm 2021

Quyết định số 218a/QĐ-ĐHTĐ, ngày 10/10/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông. Cấp bằng Cử nhân (tổng số tín chỉ: 120)

2.2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Mục tiêu chung (goals, aims): Đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; có kiến thức cơ bản, cơ sở và bổ trợ về kinh tế - quản lý – kinh doanh; có kiến thức chuyên môn toàn diện về kế toán và kiểm toán. Sinh viên ra trường có khả năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán, dự báo, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác; nghiên cứu, giảng dạy về kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở nghiên cứu; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn để trở thành các nhà lãnh đạo, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán.

Mục tiêu cụ thể (Programme Objectives - POs)

Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để đạt được  mục tiêu chung và chuẩn đầu ra, cụ thể như sau:

PO1. Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn. Có phương pháp làm việc độc lập, có khả năng tự học hay học tập nâng cao trình độ ở bậc cao hơn.

PO2. Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành Kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập chuyên ngành và nghiên cứu chuyên sâu. Có kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; am hiểu chuẩn mực và chế độ kế toán.

PO3. Có khả năng phân tích và đánh giá được một số vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực kế toán – kiểm toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; phân tích, đánh giá được quy trình kế toán của một tổ chức kinh tế; có thể lập và phân tích được báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá được một số quy trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán tài chính; tham gia phân tích dự báo tài chính doanh nghiệp.

PO4. Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học; có thể đảm nhận các vị trí và chức vụ lãnh đạo trong nghề nghiệp chuyên môn cũng như trong các lĩnh vực liên quan.

2.3. Chuẩn đầu ra của CTĐT

Người học khi kết thúc Chương trình đào tạo Cử nhân Kế toán phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu trong bảng 2.2:

Bảng 2.2 Chuẩn đầu ra của CTĐT

Chuẩn đầu ra

PLOs (Programme Learning Outcomes)

Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện

PI (Performance Indicator)

PLOs

Nội dung PLO

Mức năng lực (*)

PI

Nội dung PI

1. Kiến thức

1.1. Kiến thức chung

PLO1

(1.1.1)

Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin. Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3/6

PI1.1

Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác Lê - Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vào giải quyết các vấn đề chuyên môn.

PI1.2

Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và pháp luật làm nền tảng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

1.2. Kiến thức nghề nghiệp

PLO2

(1.2.1)

Hiểu và vận dụng được các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh tế cơ bản của nhóm ngành kinh tế để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

3/6

PI2.1

Hiểu và vận dụng được kiến thức về kinh tế học, thống kê để giải quyết được vấn đề lý luận của kế toán.

PI2.2

Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ sở về tài chính, tiền tệ để giải quyết được vấn đề lý luận và thực tiễn của kế toán.

PLO3

(1.2.2)

Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về kế toán, kiểm toán để hạch toán các phần hành kế toán, tổ chức công tác kế toán, lập và mô tả được các báo cáo tài chính, báo cáo thuế trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; phân tích được các vấn đề cơ bản trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

3/6

PI3

Hiểu và vận dụng đúng Luật kế toán, chuẩn mực và chế độ kế toán để hạch toán các phần hành kế toán, tổ chức công tác kế toán, lập và mô tả được các báo cáo tài chính, báo cáo thuế trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; phân tích được các vấn đề cơ bản trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

PLO4

(1.2.3)

Hiểu và vận dụng được được một số vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực kế toán – kiểm toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; phân tích, đánh giá được qui trình kế toán của một tổ chức kinh tế; có thể lập và phân tích được báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá được một số qui trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán tài chính; tham gia phân tích dự báo tài chính.

4/6

PI4.1

Tổ chức hạch toán và lập và phân tích báo cáo tài chính.

PI4.2

Phân tích, đánh giá được qui trình kế toán của một tổ chức kinh tế.

PI4.3

Phân tích, đánh giá được một số qui trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán tài chính; tham gia phân tích dự báo tài chính.

2. Kỹ Năng

2.1. Kỹ năng chung

PLO5

(2.1.1)

Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

3/5

PI5

Thực hiện làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm; tổ chức và điều hành có hiệu quả trong làm việc nhóm.

PLO6

(2.1.2)

Áp dụng được các kiến thức cơ bản về máy tính và internet, tin học văn phòng để phục vụ học tập, nghiên cứu tiếp thu kiến thức chuyên môn. Đạt Chứng chỉ  tin học IC3 (Digital Literacy Certification) hoặc các chứng chỉ có giá trị quy đổi tương đương.

4/5

PI6.1

Soạn thảo được các văn bản như email, báo cáo, dự án kỹ thuật đúng quy định, có cấu trúc hợp lý và đáp ứng yêu cầu của đối tượng cần giao tiếp.

PI6.2

Xây dựng và thực hiện được bài thuyết trình hiệu quả, lập luận tốt, sử dụng các công cụ hỗ trợ âm thanh/hình ảnh, ngôn ngữ logic rõ ràng, tác phong đĩnh đạc và thu hút sự tham gia của khán giả.

PI6.3

Thành thạo trong việc sử dụng phần mềm kế toán .

PLO7

(2.1.3)

Sử dụng ngoại ngữ vào giao tiếp thông thường và công việc chuyên môn. Đạt trình độ tiếng Anh bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc cho người Việt Nam hoặc tương đương theo Điều 3 của Quyết định số 58/QĐ-ĐHTĐ ngày 3/7/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học.

3/5

PI7.1

Nghe: Hiểu được các bài đối thoại, độc thoại trong các bối cảnh khác nhau về các chủ đề quen thuộc trong đời sống và trong chuyên môn ngành kế toán.

PI7.2

Nói: Hiểu và trả lời các câu hỏi và có thể trình bày quan điểm của mình về các chủ đề quen thuộc trong đời sống và trong môn ngành kế toán

PI7.3

Đọc: Hiểu biết kiến thức về tử vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa và kiến thức văn hóa, xã hội và và trong chuyên ngành kế toán.

PI7.4

Viết: Sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu linh hoạt, đa dạng để viết được thư xin việc, cám ơn, xin lỗi, phàn nàn …và có thể soạn thảo được các hợp đồng kinh tế, lập chứng từ, báo cáo tài chính,…

2.2. Kỹ năng nghề nghiệp

PLO8

(2.2.1)

Áp dụng được các kiến thức tổng hợp để tổ chức thực hiện và quản lý các nghiệp vụ chuyên môn trong kế toán, tài chính.

 

 

 

 

 

4/5

PI8.1

Lập luận, tư duy theo hệ thống, giải quyết các vấn đề, khám phá và nghiên cứu kiến thức trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán.

PI8.2

Nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và bối cảnh tổ chức để áp dụng vào các hoạt động trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán.

PI8.3

Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn; bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp.

PI8.4

Thành thạo trong việc lập và xử lý chứng từ kế toán.

PI8.5

Thành thạo trong việc tổ chức hệ thống sổ và ghi sổ kế toán.

PI8.6

Thành thạo trong việc lập và phân tích các báo cáo kế toán.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

PLO9

(3.1)

Tự quyết định, tự chịu trách nhiệm, tự thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

4/5

PI9.1

Đưa ra được kết luận về các vấn đề trong lĩnh vực kế toán.

PI9.2

Đánh giá và cải tiến các hoạt động về tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở, đơn vị.

PI9.3

Đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

PLO10

(3.2)

Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và ý thức tổ chức kỷ luật.

4/5

PI10.1

Làm việc nghiêm túc, đạo đức trung thực khách quan trong nhiệm vụ được giao, trong việc áp dụng nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế.

PI10.2

Giao tiếp lịch sự, có ý thức xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, làm việc theo hiến pháp và pháp luật. 

 

 (*) Trình độ năng lực: Đánh giá theo thang năng lực Bloom: Kiến thức (1-6), Kỹ năng (1-5), Năng lực tự chủ và trách nhiệm (1-5)

Ma trận quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được thể hiện như trong bảng 2.3.

 

 

Bảng 2.3. Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mục tiêu CTĐT (POs)

Chuẩn đầu ra của CTĐT (PLOs)

PLO1

PLO2

PLO3

PLO4

PLO5

PLO6

PLO7

PLO8

PLO9

PLO10

 

1

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

x

x

x

x

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

 

 

2.4. Cơ hội việc làm và học tập sau đại học

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Kế toán có thể đảm nhận công việc tại các vị trí:

1. Nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác. Triển vọng trong tương lai có thể trở thành kế toán trưởng, các kiểm toán viên.

2. Chuyên viên phân tích và tư vấn tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn về tài chính, kế toán, thuế cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc trợ lý phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.

3. Trợ lý kiểm toán tại các công ty kiểm toán; có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, thuế, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; Triển vọng trong tương lai có thể trở thành các kiểm toán viên cao cấp.

4. Làm nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đằng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở nghiên cứu.

5. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có khả năng tiếp tục học tập lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Bài viết liên quan