GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Ngành Quản trị kinh doanh

- Quản trị Kinh doanh là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, Quản trị Kinh doanh tức là quản lý mọi hoạt động của một doanh nghiệp từ việc đưa ra kế hoạch, chiến lược cho đến kiểm tra, giám sát, điều chỉnh,… Nói rộng ra, Quản trị Kinh doanh là việc quán xuyến bao quát toàn bộ quá trình kinh doanh từ lúc bắt đầu đến kết thúc bằng những chiến lược hoạt động hiệu quả nhằm mang lại lợi ích tốt nhất, phù hợp với những tiêu chí của doanh nghiệp.

Khi theo học ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên không những được trang bị hệ thống kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp mà còn được hỗ trợ tích lũy kiến thức nghiệp vụ kinh doanh thông qua các kiến thức về thu thập thông tin, quản lý nhân viên, quảng bá sản phẩm, quản trị tài chính, phân tích lập kế hoạch quản trị,… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kỹ năng cần có của sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh

Nếu đã thật sự yêu thích ngành học Quản trị Kinh doanh, những nhà quản trị kinh doanh “tài ba” trong tương lai ngay từ bây giờ hãy trau dồi kiến thức chuyên sâu và những kỹ năng quan trọng đi kèm để phục vụ cho công việc về sau như:

  • Lập kế hoạch kinh doanh
  •  Phân tích, hoạch định tài chính cho doanh nghiệp

+ Quản trị nhân sự trong sự phối hợp với các hoạt động khác của doanh nghiệp

+ Giao tiếp, đàm phán với khách hàng

+ Lãnh đạo, chỉ duy nhân viên

+ Làm việc nhóm hiệu quả

- Cơ hội nghề nghiệp rộng mở sau khi tốt nghiệp

Với những ai yêu thích công việc kinh doanh hoặc buôn bán thì Quản trị Kinh doanh là một lựa chọn hợp lý. Bởi lẽ, ngành học này không chỉ trang bị cho bạn cách nắm luật kinh doanh, quản lý doanh nghiệp một cách tối ưu mà còn giúp bạn áp dụng công nghệ trong kinh doanh, quản lý con người hiệu quả nhằm tối đa lợi nhuận, xoay vòng vốn tốt, giảm thiểu tổn thất.

Vì “chạm” đến hầu như mọi khía cạnh của lĩnh vực kinh doanh nên nếu  các bạn trẻ đã có thể làm ở nhiều ngành nghề đa dạng ví dụ như: quản trị Marketing, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý hệ thống thông tin …

Cũng theo đó, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh có khả năng làm việc tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị dịch vụ, công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng…

Với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đa quốc gia như hiện tại kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp, công ty thì theo học Quản trị Kinh doanh thực sự là một lợi thế khi mang lại cho các bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm hơn!

2. Ngành Tài chính ngân hàng

Đây là ngành học khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Cụ thể hơn, ngành tài chính ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.

Liên quan đến Tài chính ngân hàng còn rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…

Dù trong bất cứ bối cảnh nào của nền kinh tế, kể cả tăng trưởng hay trầm lặng thì tài chính - ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết bởi xét ở tầm vi mô nó liên quan đến các dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế, còn xét về mặt vĩ mô hơn, ngành tài chính ngân hàng đóng vai trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ.

Kiến thức chuyên môn:

Sinh viên có kiến thức chuyên ngành về tiền tệ - ngân hàng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: công ty chứng khoán, công ty tài chính,… và kiến thức về các hoạt động tài chính công ty, cụ thể:

- Sinh viên có kiến thức và biết thực hành các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại như: nghiệp vụ huy động vốn; nghiệp vụ thẩm định tín dụng và các công cụ cơ bản để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng khi cho vay; nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, …

 -  Sinh viên có kiến thức và ứng dụng kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán vào phân tích và đầu tư chứng khoán; nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán; nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư, thị trường phái sinh,…

-  Sinh viên nắm vững kiến thức và ứng dụng kiến thức chuyên môn để có thể phân tích – hoạch định và dự toán tài chính; phân tích và đánh giá hiệu quả và rủi ro của một dự án đầu tư; khả năng thống kê, phân tích và thẩm định các dự án đầu tư tài chính; phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác,…

 Kỹ năng:

- Sinh viên có kỹ năng giải quyết một hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng; xử lý chứng từ và hạch toán; có khả năng tiếp cận nhanh chóng phần mềm giao dịch của các ngân hàng thương mại; có thể đọc, hiểu, xử lý và lập các chứng từ thương mại và chứng từ thanh toán trong thanh toán xuất nhập khẩu,…

- Kỹ năng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán; kỹ năng phân tích và đầu tư chứng khoán; kỹ năng môi giới và tư vấn chứng khoán.

- Kỹ năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính của các công ty; kỹ năng tổ chức, huy động và xây dựng cơ cấu vốn tối ưu; kỹ năng thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư.

- Kỹ năng văn phòng: sử dụng thành thạo vi tính văn phòng (soạn thảo văn bản, hợp đồng, tờ trình, báo cáo, đề án,…; xử lý số liệu bằng các công cụ phân tích, thống kê dữ liệu; sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác tại đơn vị; tìm kiếm thông tin trên internet…), lưu trữ tài liệu…

- Có khả năng làm việc độc lập, văn hoá ứng xử giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm và có khả năng thuyết trình, diễn thuyết,…

Thái độ:

- Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước;

 - Tính kỷ luật cao, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;

 

- Có tinh thần hoà đồng và hợp tác tốt với các thành viên trong và ngoài tổ chức;

 - Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn;

 - Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao.

 * Tin học ứng dụng thành thạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.

 * Ngoại Ngữ: 450 TOEIC trở lên

3. Ngành Kế toán

Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Khi tìm hiểu về ngành kế toán, câu hỏi “ngành kế toán là gì? Học ra trường làm gì?” nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phụ huynh và thí sinh.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành kế toán -  một ngành nghề hấp dẫn không bao giờ lỗi thời trong nhóm ngành kinh tế, từ đó sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho các bạn trong việc chọn ngành sau này. 

Ngành kế toán là gì?

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được. Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

Đối tượng chính của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt đó là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán thường được chia thành hai lĩnh vực: kế toán công và kế toán doanh nghiệp.


Chọn học ngành Kế toán, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,… đến các kiến thức chuyên sâu của ngành như Kế toán ngân hàng, Kế toán tài chính, Thuế, Kế toán công công ty chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,...

Về cơ bản, ngành Kế toán hiện nay được phân làm ba chuyên ngành chính: kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán tài chính với nhiều bậc học khác nhau từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng đến Đại học.

Học ngành Kế toán ra trường làm gì?

Ngày nay, khi nói đến nhóm ngành kinh tế, chúng ta thường nghe nói rằng cơ hội việc làm không còn cao, nhu cầu nhân lực ít,.… nhưng nhận định như vậy là chưa đúng và chưa chính xác. Kế toán – một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ các tổ chức, doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành này rất rộng lớn.

Tùy theo chuyên ngành và bậc học cũng như thế mạnh của bản thân, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm được các công việc sau: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng; Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán, ngân hàng; Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, Giám đốc tài chính – CFO ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế; Nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế,…

Công việc đa dạng, hấp dẫn nhưng để có thể tự tin nắm bắt và theo đuổi ngành Kế toán, bên cạnh các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, việc trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Tại trường Đại học Thành Đông, một trong những trường đào tạo ngành kế toán uy tín, sinh viên sẽ được chú trọng trau dồi kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng tìm kiếm để có thể tiếp xúc với các tài liệu tham khảo, quy trình thực hành, phần mềm mới. Bên cạnh đó, ĐH Thành Đông còn chú trọng cho sinh viên tiếp xúc với các phần mềm kế toán hiện đại, thực hành trong những phòng mô phỏng, phòng doanh nghiệp ảo,…đảm bảo sinh viên có nghiệp vụ vững chắc để khi ra trường có thể tự tin khẳng định mình.

Từ các thông tin bài viết đã cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành Kế toán cũng như đã có thể giải đáp được câu hỏi “Ngành kế toán là gì? Học ra trường làm gì?”. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành này hay không, ngành kế toán xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành khoảng bao nhiêu, những trường nào uy tín đào tạo ngành kế toán,… là những câu hỏi bạn phải tiếp tục trả lời nếu thực sự muốn theo đuổi ngành và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực kế toán trong tương lai.