CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP RỘNG MỞ CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thứ năm, 27/06/2024, 06:26 (GMT+7)

CƠ HỘI nghề nghiệp RỘNG MỞ của NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn là người đam mê kinh doanh hay có niềm yêu thích công nghệ? Bạn là người nhạy bén, chủ động hay linh hoạt trong giao tiếp? Bạn muốn tự tin bước ra thế giới rộng lớn và nắm bắt tương lai của chính mình? Còn chần chừ gì chưa tìm hiểu ngành THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ tại Trường Đại Học Thành Đông!

Qua bài viết này, chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết về ngành và triển vọng nghề nghiệp của THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ nhé!

  • Ngành Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trực tuyến trên các nền tảng công nghệ, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch đặt hàng và thanh toán qua mạng Internet một cách dễ dàng.

Nhờ có thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới, với mức giá vô cùng cạnh tranh. Đặc biệt, trong thời kỳ dịch Covid-19, mua sắm trực tuyến đã nhanh chóng thay thế mua sắm trực tiếp, và từ đó tới nay, thương mại điện tử ngày càng quan trọng hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Do đó, việc học Ngành thương mại điện tử sẽ giúp chúng ta tập trung vào việc định hướng kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, website... Sau khi tốt nghiệp, chúng ta sẽ được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình.

Thương mại điện tử được đánh giá là ngành học xu hướng hiện nay (Nguồn: Bizfly)

  • Ngành Thương mại điện tử học những gì?

Về cơ bản, sinh viên có cơ hội nắm bắt các nhóm kiến thức tổng quan như:

- Kiến thức chung về kinh tế, tài chính và thị trường: kinh tế học, thị trường tài chính, quản trị tài chính, nguyên lý kế toán - kiểm toán, nguyên lý thống kê, nguyên lý marketing…

- Kiến thức về quản trị, điều hành và tổ chức doanh nghiệp: kỹ năng lãnh đạo, sáng tạo, khởi nghiệp, quản lý tài chính cá nhân – doanh nghiệp, quản trị quan hệ khách hàng…

- Kiến thức về Công nghệ thông tin và Dữ liệu số: marketing số, phân tích dữ liệu trong hệ thống thông tin, xây dựng và phát triển nền tảng web, ứng dụng AI trong kinh doanh và quản lý…

Ngoài ra, các bạn còn được tiếp cận mở rộng các kiến thức về tiếp thị trực tuyến, quản trị và vận hành sàn thương mại điện tử, quy trình chăm sóc khách hàng… phục vụ cho kế hoạch kinh doanh trực tuyến.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Thương mại điện tử còn được rèn luyện thêm một số kỹ năng và nghiệp vụ để dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc:

- Kỹ năng phân tích hành vi khách hàng: sinh viên được học cách sử dụng thành thạo các công cụ phân tích về tư duy, sở thích… để rút ra những kết luận đúng đắn về hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó có thể xây dựng những chiến lược marketing ấn tượng và hấp dẫn, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng.

- Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, nhạy bén: Sinh viên sẽ được tham gia các dự án thực tế để có trải nghiệm làm việc. Thông qua quá trình vận hành kinh doanh trực tuyến, bạn sẽ hiểu được kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đơn thuần ở việc đăng sản phẩm lên bán, mà còn bao gồm nhiều việc khác như: định giá sản phẩm, đưa ra các chiến lược marketing, lựa chọn chuỗi cung ứng,…

Bên cạnh đó, từ việc nhận định các xu hướng thương mại điện tử, sinh viên cũng rèn luyện tư duy và khả năng nhận định cơ hội kinh doanh… từ đó các bạn có thể có những mô hình thương mại điện tử đột phá và sáng tạo!

Sinh viên cần nắm chắc kiến thức nền tảng và rèn luyện kỹ năng thực chiến trong ngành thương mại điện tử (Nguồn: Vietnix)

  • Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Ngành Thương mại điện tử hiện đang rất thu hút với nhiều công việc hấp dẫn kèm mức lương cạnh tranh so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Theo khảo sát của TopCV, mức lương trung bình nhóm ngành này đang dao động từ 8 triệu đến 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và năng lực của người lao động. Một số công việc hấp dẫn như:

- Chuyên viên phân tích dữ liệu thương mại điện tử: thống kê, tổng hợp, phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra nhận định, phương hướng phát triển phù hợp cho công ty/ dự án.

- Quản lý dự án thương mại điện tử: Mọi chiến dịch, dự án đều cần được thiết kế, xây dựng kế hoạch tỉ mỉ ngay từ ban đầu, bên cạnh đó cũng cần có khả năng xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. Do đó, vị trí quản lý dự án thương mại điện tử đóng vai trò không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.

- Giảng viên ngành thương mại điện tử: Vị trí công việc này chủ yếu làm tại các trường đại học, cao đẳng, đảm bảo nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thương mại điện tử.

 

 Ngành thương mại điện tử mở ra nhiều lộ trình sự nghiệp rộng mở (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Ngoài ra có những vị trí phổ biến khác: kỹ sư phát triển phần mềm TMĐT, chuyên gia tiếp thị TMĐT, chuyên gia SEO, content, nhân viên chăm sóc khách hàng… Bạn cũng có thể làm freelancer hoặc kinh doanh tự thân,… điều đó tùy thuộc mong muốn và nguồn lực của chính bạn.

Với những đặc điểm hấp dẫn kể trên và thuận lợi khi đăng ký ngành TMĐT tại Thành Đông University: xét tuyển theo học bạ THPT (thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương), hãy nhanh tìm hiểu và  đừng ngại ngần đặt những câu hỏi bạn quan tâm tới chúng tôi nhé!

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG | THANHDONG UNIVERSITY

Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh

Địa chỉ: Nhà A số 3 Vũ Công Đán, P.Tứ Minh, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Website: www.khoakinhte.thanhdong.edu.vn
 Hotline: 0973 990 362

Bài viết liên quan